TỨ THIỀN
“Tứ Thiền này là pháp hữu vi, do suy tư tác thành. Phàm sự vật gì là pháp hữu vi, do suy tư tác thành, thời sự vật ấy là vô thường chịu sự đoạn diệt”. Vị ấy vững trú ở đây đoạn trừ được các lậu hoặc. Và nếu các lậu hoặc chưa được đoạn trừ, do tham luyến pháp này, do hoan hỷ pháp này, vị ấy đoạn trừ được năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, nhập Niết Bàn tại cảnh giới ấy, khỏi phải trở lui đời này.
Này Gia chủ, như vậy là pháp độc nhất, do Thế Tôn, bậc Trí Giả, Kiến Giả, Bậc A La Hán, Chánh Đẳng Giác tuyên bố ...”.
CHÚ GIẢI:
Ởđây, các bạn nên lưu ý ở đoạn kinh này: “Và nếu các lậu hoặc chưa được đoạn trừ, do tham luyến pháp này, do hoan hỷ pháp này”. Do tham luyến và hoan hỷ trạng thái pháp này nên lậu hoặc chưa đoạn trừ được. Trong trạng thái Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền, v.v.. đều có trạng thái hỷ lạc, khinh an khiến cho hành giả thích thú quên ăn, quên ngủ, quên tất cả. Do tâm còn ham thích nên lậu hoặc diệt không sạch mặc dù trạng thái khinh an, hỷ lạc đó do ly dục và định sanh. Pháp ly dục và định là pháp hữu vi nên các pháp đó đều vô thường chịu sự đoạn diệt. Các bạn hãy đọc lại đoạn kinh này thì rõ: “Tứ Thiền này là pháp hữu vi, do suy tư tác thành. Phàm sự vật gì là pháp hữu vi, do suy tư tác thành, thời sự vật ấy là vô thường chịu sự đoạn diệt”.
Cho nên, các bạn còn ham thích trạng thái của pháp ấy nên lậu hoặc không thể đoạn trừ được. Chính thích thú trạng thái ấy là lậu hoặc. Khi gặp bất cứ một trạng thái nào dù đúng hay sai các bạn cũng nên xả bỏ thì lậu hoặc mới đoạn trừ tận gốc.
________
Trưởng lão Thích Thông Lạc. NHỮNG LỜI GỐC PHẬT DẠY, Nxb. Tôn Giáo, 2011, tập 1.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét