LỜI PHẬT DẠY
1- “Dục hữu
2- Sắc hữu
3- Vô sắc hữu”
CHÚ GIẢI:
CÕI NGƯỜI
Dục hữu là gì? Dục là lòng ham muốn; hữu là có. Dục hữu danh từ Hán có nghĩa là loài người và muôn loài động vật trong cõi thế gian này. Vì loài người và các loài động vật đều có sự ham muốn (thích dục) giống như nhau, nên thường sống trong dục (ham muốn). Nói dục hữu là nói tâm trạng của tất cả chúng sanh trong vũ trụ nhất là trên hành tinh này.
Tóm lại, dục hữu tức là dục giới có nghĩa là thế giới của loài người và loài thú vật.
ĐỊNH HỮU SẮC
Sắc hữu nghĩa là gì? Sắc hữu là chỉ cho cảnh giới bốn thiền. Cảnh giới bốn thiền tức là trạng thái Tứ Thánh Định. Bốn trạng thái này trong kinh sách Đại Thừa thường gọi là bốn cảnh Trời hữu sắc:
1/ Sơ Thiền Thiên
2/ Nhị Thiền Thiên
3/ Tam Thiền Thiên
4/ Tứ Thiền Thiên
Bốn trạng thái thiền này do ý thức tu tập tạo ra, nên gọi là bốn sắc cứu cánh thiên. Cho nên nói sắc hữu là chúng ta biết ngay là bốn trạng thái Tứ Thánh Định.
ĐỊNH VÔ SẮC
Vô sắc hữu nghĩa là gì? Vô sắc hữu nghĩa là chỉ cho cảnh giới bốn thiền vô sắc. Cảnh giới bốn thiền vô sắc tức là trạng thái Tứ Không Tưởng Định. Bốn trạng thái này mà trong kinh sách Đại Thừa thường gọi là bốn cảnh Trời vô sắc:
1/ Không Vô Biên Xứ Tưởng Thiên.
2/ Thức Vô Biên Xứ Tưởng Thiên.
3/ Vô Sở Hữu Xứ Tưởng Thiên.
4/ Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Tưởng Thiên.
Bốn trạng thái thiền này do tưởng thức tu tập tạo ra, nên gọi là bốn vô sắc cứu cánh thiên. Cho nên, nói đến Vô sắc hữu là nói đến bốn định tưởng này.
________
Trưởng lão Thích Thông Lạc. NHỮNG LỜI GỐC PHẬT DẠY, Nxb. Tôn Giáo, 2011, tập 3.
Link: https://mega.co.nz/#F!jNFAEBKD!AhEF4Uw-74ctVkM6DtlQyg
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét